Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Tình yêu đồng tính và quãng đời lưu vong của Byron
Là người có địa vị cao trong xã hội, nhà thơ Lord Byron vẫn buộc phải rời bỏ đất nước vào đầu thế kỷ 19. Lý do là ông có niềm đam mê với người đồng giới, nhưng phải sống trong một đất nước có tâm lý kỳ thị nặng nề.

Theo Guardian, khi còn đi học, Byron đã có những năm tháng đáng nhớ với một vài mối tình đồng tính. Tại trường trung học Harrow, ông đã “thu thập” được một đám tùy tùng gồm các học sinh đồng lứa. Mùa thu 1805, năm Byron 17 tuổi, ông đã gặp và yêu John Edleston, thành viên dàn đồng ca của Đại học Trinity. Byron đã viết một số lời bài hát lãng mạn cho những ca khúc của Edleston, trong đó ông gọi người tình của mình với cái tên phụ nữ Thyrza. Sau này, khi Byron không còn ở Anh, ông hay tin về cái chết trẻ của Edleston và đã rất đau đớn vì không thể trở về London dự tang lễ.


 


Đầu thế kỷ 19, Byron đến thăm Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi ông có thể tìm thấy những người tình đồng giới đầy khao khát, cũng như chính bản thân ông. Đó là Eusthathius Georgiou, chàng trai Hy Lạp có “những lọn tóc xoăn như thiên thần”, luôn mang theo cây dù để bảo vệ làn da của mình dưới ánh mặt trời, khiến người hầu của Byron cũng phải run rẩy. Hay Nicolo Giraud, chàng trai mang hai dòng máu Pháp - Hy Lạp với đôi mắt trong trẻo, đã dạy Byron tiếng Italy. Cả hai dành một ngày dài để thực hành động từ “ôm chặt”. Trong những ngày cuối cùng ở Hy Lạp, Byron khoe khoang với những người bạn của mình, bằng một thứ ngôn ngữ ký hiệu, rằng ông đã có hơn 200 lần quan hệ tình dục.


 


Năm 1815, khi Byron vẫn còn định cư ở Anh, định kiến đối với đồng tính luyến ái ở nước Anh dâng cao và nhiều vụ tấn công, bắt bớ đã xảy ra. Bạn bè của Byron đã khuyên ông đốt đi tờ báo đăng một bài thơ ông làm tặng John Edleston. Byron đã phải nghe theo lời khuyên, một hành động mà về sau ông rất hối tiếc và cảm thấy mất mát không gì bù đắp được.


 


9h sáng ngày 25/4/1816, chàng thi sĩ George Gordon Lord Byron rời khỏi hòn đảo nước Anh quê hương để tới lục địa châu Âu. Trên tàu, Byron ngắm những vách đá lùi xa và biết rằng trái tim ông sẽ không bao giờ trở lại với nơi này. Ông vừa dính vào một vụ bê bối riêng tư và ly thân với người vợ chỉ sau một năm kết hôn.


 


Những người bạn trung thành của Byron vẫn quả quyết ông tự nguyện rời bỏ xứ sở chứ không phải bị ép buộc. Hầu hết nhà viết tiểu sử Byron đều ít nhiều che đậy nguyên do cuộc ra đi này. Trong một thời gian dài, người ta cho rằng những cáo buộc ngoại tình, mối quan hệ loạn luân với người em gái Augusta đủ để giải thích cho tất cả. Nhưng nhà tiểu sử Fiona MacCarthy trong cuốn sách “Byron: Life and Legend” đã đưa ra một nguyên nhân khác, ít được nói đến hơn nhưng không kém phần nghiêm trọng: Byron bị phát hiện là người đồng tính, vào thế kỷ 19 là một tội danh bị xử tử hình ở Anh, và bị đuổi khỏi đất nước.


 


Fiona MacCarthy ghi chép lại chia sẻ của nhà thơ qua lời kể các nhân chứng: “Bạn bè khuyên tôi không nên đến nhà hát vì có thể bị đám đông la ó, khuyên tôi dừng công việc ở quốc hội để tránh bị xúc phạm. Thậm chí vào ngày tôi khởi hành, các bạn tôi còn sợ rằng những kẻ phản đối sẽ tụ tập tấn công tôi ở bến tàu”. Tại khách sạn ở Dover, những người phụ nữ cải trang thành phục vụ phòng để được tận mắt nhìn thấy Byron, người bị đồn là đồng tính. Byron có cảm giác như một con khỉ ở rạp xiếc hay đại loại thế. Thói kỳ thị của xã hội về sau vẫn tiếp diễn vào thời của Oscar Wilde , một nhà văn nổi tiếng, 80 năm sau đó.


 


Cuộc sống lưu vong của Byron đã được nhiều người nghiên cứu và phản ánh trong nhiều cuốn tiểu sử. Rời khỏi Anh năm 1816, điểm đến đầu tiên của ông là Geneva, Thụy Sĩ.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Bữa sáng ở Tiffany’s - tiểu thuyết được ‘Hollywood hóa’  (19-03-2012)
    'Không có gì hai lần' - bài thơ bất hủ của nữ nhà thơ Ba Lan (08-03-2012)
    Các quy tắc viết văn của J.D. Salinger thời trẻ  (02-03-2012)
    Vĩnh biệt Wislawa Szymborska, người bạn chân tình của VN (25-02-2012)
    Giai thoại văn chương nghệ thuật trong 'Midnight in Paris' (17-02-2012)
    Nikolai V. Pereiaxlov làm thơ từ một tiếng dế  (14-02-2012)
    Paulo Coelho kêu gọi mọi người đọc sách 'chùa' (09-02-2012)
    Ngày thơ VN đổi mới với nỗ lực giao lưu quốc tế (05-02-2012)
    Những vần thơ lục bát đa mang (28-01-2012)
    'Liên hoan thơ châu Á - Thái Bình Dương sẽ đậm bản sắc VN' (17-01-2012)
    Xuân của mẹ (09-01-2012)
    ‘Đội gạo lên chùa’ đoạt giải thưởng Hội Nhà văn VN (08-01-2012)
    John Grisham mơ làm nhà văn từ khi thơ bé (06-01-2012)
    Bạn thân phổ thơ Bùi Chí Vinh thành ca khúc (31-12-2011)
    Roald Dahl: 'Viết văn giống như một cuộc leo núi' (27-12-2011)
    Nhà thơ Thanh Tịnh 'giấu niềm đau vui sống với đời' (22-12-2011)
    J.K. Rowling: ‘Báo chí biến tôi thành tù nhân’ (30-11-2011)
    Nguyễn Trọng Tạo nhớ về những bài ca trong cuộc đời (19-11-2011)
    Ấn Độ tặng tượng thi hào Tagore cho Việt Nam (11-11-2011)
    Dân Trung Quốc tiếp tục góp tiền giúp Ngải Vị Vị trả thuế  (05-11-2011)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152764383.